Nguyên liệu chính để sản xuất đá nhân tạo đó là lạo keo và phẩm mầu. Để tạo nên một phiến đá hoàn chỉnh, trước tiên người ta cần tạo ra một lớp lõi. Lớp lõi này được đúc trong khuôn với 3 loại vật liệu là sợi thủy tinh, bột đá và keo công nghiệp. Sau khoảng 2 giờ đông kết, lớp lõi đã hoàn thành và sẵn sàng cho một quy trình tiếp theo là tạo ra các loại vân đá trên bề mặt theo yêu cầu của khách hàng.
Họa sĩ Hiếu Lễ, người làm việc lâu năm trong lĩnh vực trang trí nội thất, đã nghiên cứu chế tạo ra loại vật liệu đá tự nhiên này. Ông cho biết: Yếu tố quan trọng nhất và cũng là bí quyết quy trình công nghệ trong khi thực hiện các khâu này chính là việc pha tông màu làm sao để tạo màu đá giống đá tự nhiên. Việc pha màu, hoá chất và điều chỉnh thời gian đông kết không hợp lý, sản phẩm đá nhân tạo sẽ dễ thất bại vì cong vênh và nếu đông cùng một lúc sẽ không thể nào nổi lên các đường chỉ, hoa văn của đá.
Ngoài ra, để tạo màu đá và các đường chỉ, vân hoa cần các loại màu tan trong vật liệu trên. Các vật liệu được pha trộn theo tỷ lệ hợp lý, pha chất đông cứng, pha tạo tông màu, đổ khuôn với thời gian nhất định, sẽ cho ra sản phẩm thô. Sản phẩm đá thô qua gia công mài và đánh bóng sẽ thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Với tỷ trọng nhỏ hơn đá tự nhiên 5-15 lần, bền, thẩm mỹ cao và giá thành hợp lý so với đá tự nhiên hay gỗ nhưng không lạnh, không hấp thụ nước, không đổ mồ hôi khi trời nồm, đá nhân tạo Viễn Phương được coi là giải pháp thay thế đá, gỗ tự nhiên trong trang trí nội ngoại thất các công trình.
Tham khảo: Ưu điểm của đá nhân tạo
Hiện nay, ở Hà Nội, sản phẩm cột đá nhân tạo của hoạ sĩ Hiếu Lê đã được sử dụng tại nhiều công trình xây dựng; trong đó có cả các công trình xây dựng lớn của cơ quan nhà nước và cả một số tư nhân.
Hi vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích tới quý vị, rất vui khi bạn để lại comment, like, g+ hoặc share bài viết. Điều này giúp mình có động lực viết bài nhiều hơn :D
0 nhận xét:
Đăng nhận xét